Quan điểm và lập trường Thomas Friedman

Toàn cầu hóa

Friedman lần đầu đưa ra quan điểm của ông về toàn cầu hóa trong cuốn sách năm 1999, The Lexus and the Olive Tree (chiếc xe Lexus và cây Olive). Năm 2004,nhân một chuyến thăm tới Bangalore, Ấn ĐộĐại Liên,Trung Quốc,đã cho Friedman những cái nhìn mới về xu hướng phát triển của toàn cầu hóa và lực lượng đằng sau của quá trình này, điều này dẫn dắt ông viết tiếp 1 cuốn sách phân tích, Thế giới Phẳng (The World Is Flat).

Một trong những đề tài của Friedman là những nước riêng lẻ phải chấp nhận hy sinh một số quyền về kinh tế cho những tổ chức nước ngoài (như các thị trường vốn và các tập đoàn đa quốc gia), một bối cảnh mà ông đã gọi là "chiếc áo nịt vàng" (golden straitjacket).

Trong vai trò người biên hộ của toàn càu hóa,ông thường chỉ ra (trong Chiếc Xe Lexus và Cây Olive) những điều cần thiết mà 1 đất nước phải làm để gìn giữ bản sắc truyền thống.

Friedman cũng thể hiện lập trường mạnh mẽ về những điều cần thiết phải làm của nước Mĩ để trở nên vững vàng hơn và để dẫn đầu những công nghệ liên quan tới tính tương thích với môi trường. Ông tin tưởng điều này sẽ khiến cho các nhà độc tài ở Trung Đông bị tước đi một số quyền lực như Petrodolla của họ bị cạn kiệt và bởi dân số trẻ ngày càng tăng. Ông cũng tin tưởng rằng đó là cách tốt nhất để thiết lập ổn định và hiện đại hóa trong tầng lớp chuyên quyền và thần quyền. Friedman đã lập luận rằng sức mạnh độc lập sẽ làm tăng cường nền kinh tế Mĩ bởi dựa vào cơ sở hạ tầng và sản phẩm trong nước ?(như Diesel sinh học), và sẽ làm giảm bớt tình hình căng thẳng thiếu nhiên liệu cấp thiết trên thế giới, đang trở nên trầm trọng hơn do các nền kinh tế mới nổi như Ấn Độ và Trung Quốc.

Friedman lập luận rằng khi đưa các công việc lương thấp và không đòi hỏi kĩ thuật cao ra nước ngoài, các công việc cao hơn và đòi hỏi kĩ năng tốt hơn sẽ được thực hiện bởi lực lượng nhân công thuê ở ngoài nước.

Ông cũng cho rằng chính sách nhập cư của Mỹ quá hạn chế và điều này đang làm tổn hại nền kinh tế."Thực sự là một điều ngu xuẩn khi Quốc hội không mở rộng biên giới hết khả năng để thu hút và duy trì những sự lựa chọn tài năng trên thế giới cùng 1 độ tuổi khi mọi người đều có những công cụ đổi mới như nhau và sự khác biệt chủ chốt chính là người có tài năng.

Khủng bố

Sau vụ tấn công,ngày 11 tháng 9 năm 2001,các bài viết của Friedman tập trung nhiều hơn vào mối hiểm họa khủng bố và Trung Đông.Ông đã nhận được giải thưởng Pulitzer về mảng bình luận "cho cái nhìn sáng suốt của ông, dựa trên 1 loạt các bài báo,các bài bình luận về tác động của mối đe dọa khủng bố trên toàn cầu". Những mục này được tập hợp lại và xuất bản trong 1 quển sách có tên Kinh Độ và Thái Độ (Longitudes and Attitudes). Trong một thời gian, các bài viết của ông chủ yếu tập trung vào các chủ đề hậu 11/9 điều này khiến ông bị chệch ra ra khỏi chủ đề yêu thích là nâng cao công nghệ và toàn cầu hóa, cho đến khi ông bắt tay vào nghiên cứu để viết cuốn sách Thế giới Phẳng.

Sau vụ đánh bom ở Luân Đôn ngày 7 tháng 6 năm 2005, Friedan đã đòi bộ ngoai giao Mỹ " chiếu 1 ngọn đèn vào các bài phát biểu căm ghét bất cứ khi nào nó xuất hiện", để tạo ra 1 tập san phát hành theo quý "Cuộc chiến của những bài báo tư tưởng(War of Ideas Report), tập trung chủ yếu vào những nhà lãnh đạo tôn giáo và những nhà văn kích động bạo lực chống phá người khác". Friedman nói những bài phát biểu của chính phủ nên đi xa hơn những người đang thực sự biện hộ cho bạo lực, và cả những người mà cựu phát ngôn của Bộ Ngoại giao Mỹ Jamie Rubin gọi là "người đưa ra biện hộ".Trong mục ngày 25 tháng 6 của ông, Friedman đã viết chống lại "những lời biện hộ" được đưa ra bởi những tên khủng bố hay những người biện hộ,những người đổ lỗi cho những ảnh hưởng và sức ép của bên thứ 3 về hành động của họ.

Sau mỗi vụ khủng bố lớn,những người đưa ra lý do lại ra mặt để nói với chúng ta…Tại sao nhưng tên khủng bố lại hành động như vậy. Những người đưa lý do này ở mức chỉ kém đê hèn hơn bọn khủng bố một chút và đáng bị vạch trần.Khi chúng ta sống ở 1 xã hội mở như Luân Đôn nơi mà ai có khiếu nại cũng có thể trở thành đề tài báo có thể đưa ra công chúng, làm việc cho 1 công sở hay bắt đầu 1 động thái chính trị, quan điểm rằng làm nổ tung 1 chiếc xe buýt đang chạy cùng các thường dân vô tội để đáp trả Iraq dễ hiểu theo bất kì cách nào đều là vô nhân đạo. "Nó xóa đi sự bất đồng quan điểm giữa hợp pháp và khủng bố" ông Rubin nói: " và 1 xã hội mở cần duy trì 1 bức tường vô hình giữa chúng".

Trong chuyên mục của mình vào ngày 30/9/2007, Friedman đã tuyên bố rằng "thời đại của vụ việc 11/9 đã chấm dứt". Đồng thời sử dụng chiến dịch Giuliani như 1 sự đối lập, Friedman tuyên bố ông sẽ ủng hộ 1 ứng cử viên,người mà đã hòa nhịp được với thế giới hậu 11 tháng 9.

Chúng ta không đủ sức để cứ ôm khư khư mãi điều ngu ngốc này! Chúng ta đã dần trở lại cuộc sống thường nhật trước đây. Chúng ta cần 1 vị tổng thống,người sẽ sát cánh với chúng ta vì một mục đích chung chứ không phải kẻ thù chung. Al Qaeda thuộc về 11/9. Chúng ta thuộc về 12/9, chúng ta thuộc về ngày 4 tháng 6 – đó là lý do tại sao tôi hy vọng bất cứ người nào vẫn còn đang ở trên tư tưởng 11/9 sẽ bị đánh bại.

Chiến tranh Kosovo

Trong thời kì NATO dội bom Nam Tư năm 1999, Friedman đã viết như sau trên The New York Times:

"Dù thích hay không, chúng ta đang trong cuộc chiến với người Serbia (những người Serb chắc chắn nghĩ như vậy) và các nguyên tắc cần phải được minh bạch: Mỗi tuần bạn tàn phá Kosovo như 1 thập kỉ khác,chúng tôi sẽ để đất nước của các bạn giật lùi bởi sự tàn phá của các bạn. Bạn muốn năm 1950? Chúng tôi có thể làm thành năm 1950. Bạn muốn 1389? Chúng tôi cũng có thế làm thành năm 1839"[19].

Những điều trên đã bị chỉ trích bởi 2 nhà phân tích truyền thông người Anh là David Edwards và David Cromwell, họ đã viết "Rùng mình bởi bàn luận của Fiedman về sự tàn phá tại 1 quốc gia như thể ông ta là 1 người bán hàng cung cấp mọi dịch vụ"[20].

Cuộc chiến tranh ở Iraq

Friedman ủng hộ Cuộc tấn công Iraq 2003, ông viết rằng việc thành lập 1 nhà nước dân chủ ở Iraq sẽ buộc các nước khác trong khu vực phải tự do hóa và hiện đại hóa. Trong chuyên mục của mình ngày 9/2/2003 trên The New York Times ông cũng đã nêu ra sự thiếu đồng tình với Hội đồng Bảo An Liên Hợp Quốc về vấn đề Vũ khí hủy diệt hạng nặng của Iraq.

Vị trí của Pháp hoàn toàn không thuận lợi cho nên các cuộc kiểm tra vẫn chưa được diễn ra, ông de Villepin nói, bởi vì Saddam không có chút hợp tác nào và do đó chúng ta nên tăng gấp 3 lần các cuộc kiểm tra. Nhưng các cuộc kiểm tra đều bị thất bại,không phải do chúng ta thiếu các thanh soát viên. Theo như người Pháp biết, các cuộc kiểm tra thất bại do sự thiếu hợp tác từ phía chính quyền Saddam. Cái cách bạn nhân được sự hợp tác khỏi 1 kẻ côn đồ như Saddam là không tăng 3 lần số thanh soát viên., nhưng lại nhân 3 số đe dạo nếu ông ta không chấp thuận thì sẽ phải đối mặt với 1 cuộc chiến tranh được chấp thuận – Liên Hợp Quốc[21].

Trong cuộc phỏng vấn với Charlie Rose năm 2003, Friedman đã nói:

Những gì họ cần thấy là những nam,nữ thanh niên Mỹ đi từ nơi này sang nơi khác, từ Barsa tới Baghdad, và nói 1cách cơ bản là: "có phần nào của câu này bạn không hiểu ?" Bạn không nghĩ đến, bạn biết đấy, chúng tôi chăm chút xã hội mở của chúng tôi, bạn nghĩ đó chỉ là bong bong ảo tưởng, Chúng ta sẽ để cho điều đó phát triển? Bạn thấy đấy, về điều này..Chúng tôi có thể đánh bại Ả Rập Xê Út. Nó là một phần của bong bong đó. Pakistan có thể bị đánh. Và chúng tôi đánh Iraq vì chúng tôi có thể. Đó là 1 sự thật hiển nhiên …

Tương tự trong chương trình Chuyện quốc gia của NRP, ngày 23/9/2003:

…và đôi khi phải mất nhiều công sức để có được thông điệp đó.

Kể từ khi bắt đầu cuộc chiến Friedman đã thể hiện sự cảnh báo đối với các vấn đề hậu chiến của chính quyền George W. Bush. Tuy nhiên, cho đến tận bài viết của ông ngày 4/8/2006, chuyên mục của ông vẫn duy trì hy vọng về khả năng sẽ có 1 kết quả khả quan cho cuộc xung đột ở Iraq (mặc dù sự khả quan của ông cứ giảm đều vì cuộc xung đột vẫn tiếp diễn).

Tháng 1 năm 2004, ông tham gia diễn đàn trên Slate.com được gọi tên " Liberal Hawks Reconsider the Iraq War", ở đó ông đã bác bỏ sự biện minh cho cuộc chiến dựa vào sự thiếu hợp tác của Iraq với Hội đồng Bảo An.

Lý do được nêu ra cho cuộc chiến là Saddam Husien đã phát triển vũ khí hủy diệt hàng loạt và đây là mối hiểm họa dài hơi đối với nước Mỹ. Tôi chưa bao giờ ủng hộ cuộc bàn cãi này…Cuộc tranh cãi về Vũ khí hủy diệt hàng loạt đã bị George Bush và Tony Blair làm thái quá lên nhằm tạo ra 1 cuộc chiến 1 mất 1 còn trong 1 cuộc chiến cần thiết[22].

Friedman đã viết rằng sự thay đổi chế độ chính là nguyên cớ của cuộc chiến:

Lý do đúng đắn cho cuộc chiến, như tôi đã lập luận trước khi nó xảy ra, là lật đổ chính quyền Saddam và hợp tác với người dân Iraq để cố gắng thực thi các quy định báo cáo quyền phát triển con người Arab trong trái tim của thế giới Arab. Bản báo cáo đó nói rằng thế giới Arab đang bị nhấn chìm bởi sự thiếu tự do, bình đẳng về giới và giáo dục hiện đại. Lý do đúng đắn cho cuộc chiến này là hợp tác với Arab ôn hòa trong 1 chiến lược dài hơi[22].

Trong chuyên mục của ông ngày 29/9/2005 trên tờ The New York Times., Friedman đã tán thành quan điểm ủng hộ người Kusd và người Shia trong cuộc nội chiến chống lại người Sunni:Nếu họ,những người Sunni không chịu thay đổi,chúng ta nên bắt tay với người Kurd và người Shia và tránh xa người Sunni của Iraq để chạm đến được gió[23].

Trong chuyên mục của ông trên tờ The New York Times ngày 16/8/2007, Friedman đã đưa ra thông báo rằng các nỗ lực nhằm biến chuyển cuộc chiến Iraq bằng quân sự đã thất bại, và đây chính là thời điểm nước Mỹ thừa nhận sự thất bại và buông tha Iraq:

Bất kể là lý do của Bush hay của Arab, dân chủ không hề nổi lên ở Iraq, và chúng ta không thể ném những cuộc sống tốt đẹp hơn đằng sau những cuộc sống tốt đẹp[24].

Như vào ngày 16/8/2007, Friedman tán thành đưa ra 1 ngày cụ thể để quân dội Mỹ rút khỏi Iraq[25].

Iran

Tháng 11 năm 2008, Friedman đã khuyên rằng Barack Obama – để đối phó với Iran – ông cần phải có "Tony Soprano ở bên cạnh chứ không phải Big Bird" và yêu cầu " 1 Dick Cheney đứng sau vai phải của mình, lặng lẽ dung cây gậy bóng chày đập vào lòng bàn tay mình" [26].

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Thomas Friedman http://atrios.blogspot.com/2006_05_21_atrios_archi... http://www.bloomberg.com/apps/news?pid=10000103 http://www.charlierose.com/shows/2007/08/16/1/a-co... http://transcripts.cnn.com/TRANSCRIPTS/0606/11/rs.... http://www.film.com/movies/addicted-oil-thomas-l-f... http://www.forbes.com/lists/2005/54/UAZ3.html http://www.freshdialogues.com/2009/09/16/tom-fried... http://www.freshdialogues.com/2009/09/18/tom-fried... http://www.generalgrowth.com/company/management.ht... http://www.haaretz.com/hasen/spages/833589.html